CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG PHAN THIẾT HT

Nước Mắm Truyền Thống Phan Thiết HT - Nước Mắm Truyền Thống Phan Thiết HT Chuyên nước mắm Đặc biệt 30 độ đạm, nước mắm Thượng hạng chai thủy tinh, lốc 10 chai 500ml - 20 độ đạm, lốc 10 chai 800ml - 8 độ đạm

Loại thượng hạng chai thủy tinh 1 thùng 6 chai 500ml

240.000₫

Nước Mắm Phan Thiết HT

  • Loại thượng hạng  được ủ trong chượp cá 2 năm trở lên
  • Dùng để nêm nếm hoặc ǎn liền
Còn hàng

QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC MẮM

1

Chọn cá và Chọn muối

+ Chọn thời điểm mua cá, chọn nhà thuyền lọc cá
+ Chọn thời điểm mua muốn, lựa muốn và bảo quản muối

2

Trộn cá và muối rồi Ủ chượp

+ Tỉ lệ trộn cá là 3:1 hoặc 4:1
+ Ủ chượp dao động từ 6 tháng - 24 tháng

3

Phơi chượp / Đảo chượp và Kéo rút

+ Phơi chượp / đảo chượp sẽ giúp nước mắm thơm và đẹp hơn
+ Kéo rút để đảm bảo rút được tối đa dưỡng chất có trong cá

4

Rút mắm nhỉ và Lọc mắm

+ Sau thời gian ủ chượp (6-24 tháng), mắm đã chín và dậy mùi thơm...
+ Mắm nhỉ thu được sẽ được đưa tiếp vào bể lọc

5

Kiểm định

+Sau công đoạn lọc mắm, mẫu mắm thu được sẽ được đóng chai và chuyển tới cơ sở kiểm định nhằm kiểm tra thành phần mắm và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thứ Ba, 26/12/2023

Cách làm nước mắm cơm tấm ngon khó cưỡng

  Từ lâu, món cơm tấm đã trở thành một trong những nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Sài Gòn. Ai đã từng thưởng thức món cơm tấm hẳn sẽ không quên được hương vị của từng miếng sườn mềm thơm hòa quyện cùng nước chấm đậm đà, quyện sánh. Có thể nói, chén nước mắm chính là linh hồn của món cơm tấm. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm nước mắm cơm tấm ăn ngon đến khó cưỡng có thể làm tại nhà   Tùy vào văn hóa vùng miền mà mỗi nơi, chén nước mắm cơm tấm lại có một màu vị mới lạ, hấp dẫn riêng nhờ cách biến tấu khéo léo, giúp món cơm tấm khi thưởng thức thêm phần cuốn hút. Cùng bắt tay trổ tài nội trợ của mình với cách pha nước mắm cơm tấm đơn giản mà cực lôi cuốn dưới đây nhé!   Nguyên liệu pha nước mắm cơm tấm Nước mắm: 2 muỗng canh Nước cốt chanh: 1 muỗng canh Nước lọc: 1 muỗng canh Tỏi băm nhuyễn: 1/2 muỗng canh Ớt băm nhuyễn: 1/2 muỗng canh Bột năng: 1/2 muỗng canh Đường: 1 muỗng canh Cách pha nước mắm cơm tấm Bước 1: Đầu tiên, bạn cho nước lọc cho vào chén. Sau đó cho thêm đường vào rồi khuấy thật đều cho tới khi đường tan hết. Thêm đường vào nước mắm rồi khuấy đều cho tan hết Bước 2: Tiếp tục thêm vào nước mắm, nước cốt chanh và khuấy đều tay cho nước mắm hòa tan với nước đường và nước cốt chanh. Bước 3: Tiếp tục cho tỏi băm, ớt băm nhuyễn vào chén nước mắm. Tùy vào sở thích cũng như khẩu vị của mình và gia đình mà bạn cũng có thể tăng giảm lượng nước mắm, đường, nước cốt chanh, nước lọc sao cho phù hợp để chén nước mắm chua ngọt có được hương vị đậm đà lôi cuốn. Bước 4: Sau đó, bạn lấy bột năng với một chút nước sôi nóng, quấy đều cho thành hỗn hợp lỏng sánh, quấy đều rồi để nguội. Bước 5: Đổ trộn hai dung dịch nước mắm đường chanh và bột năng vào với nhau, sau đó khuấy đều cho đến khi chúng quyện lại, tạo độ sánh như ý. Những lưu ý khi pha nước mắm cơm tấm Bạn pha các nguyên liệu đúng thứ tự như trên để tỏi ớt không bị nổi lên. Tỏi, ớt tự bằm sẽ ngon và đẹp hơn. Nên chọn loại nước mắm truyền thống có độ đạm cao để pha. Khi đã pha xong mà muốn tăng độ ngọt, độ mặn hoặc độ chua, bạn không nên cho trực tiếp vào chén nước mắm mà nên pha riêng. Chén nước mắm cơm tấm đậm đà, thơm ngon Vậy là chỉ với 5 bước đơn giản, bạn đã có ngay chén nước mắm đậm đà, chuẩn vị để giúp món cơm tấm thêm thơm ngon, hấp dẫn.

Thứ Tư, 25/10/2023

Cách pha các loại nước chấm ngon

Tổng hợp tất tần tật các cách pha nước mắm ngon mà bạn không thể bỏ qua   Một món ăn có ngon hay không, quan trọng nhất đến từ bát nước chấm. Bởi thế cho nên người pha nước mắm ngon giống như đang nắm giữ linh hồn của cả mâm cơm vậy. Bài viết dưới đây Mốc sẽ tổng hợp tất tần tật các cách pha nước mắm ngon theo từng món ăn phổ biến nhất trong nền ẩm thực Việt. Nếu có ghé qua đây, mẹ hãy lưu hoặc share về để trở thành 1 người phụ nữ đảm đang nắm giữ trái tim của gian bếp nhà mình nhé! Các món nước chấm bao gồm mắm ngon 1. Pha nước mắm cho món Thịt heo luộc Chuẩn bị: 3 thìa nước mắm nhỉ, 3 thìa nước lọc, 2 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh, 3 thìa tỏi ớt băm. Cách làm: Cho 1 thìa dầu ăn vào chảo rồi bắc lên bếp. Chờ dầu nóng lên thì cho 1/2 ớt tỏi băm vào xào thơm. Tiếp tục cho hết nước mắm, đường và nước vào nấu sôi rồi tắt bếp. Đổ hỗn hợp này ra chén, sau đó vắt nước cốt chanh và cho ớt tỏi còn lại vào khuấy đều. Nêm nếm lại cho vừa ăn. 2. Nước mắm chấm nem rán Nguyên liệu: - 1 thìa nước mắm ngon - 1 thìa đường - 1 thìa giấm ngon - 5 thìa nước lọc - Tỏi, ớt - Hạt tiêu Cách làm:  - Tỏi bóc vỏ, rửa sạch băm thật nhuyễn. - Ớt rửa rạch, loại bỏ hạt rồi đem băm thật nhuyễn. - Ớt thái nhỏ để pha nước chấm nem Pha tất cả các nguyên liệu theo tỷ lệ ở trên là 1:1:1:5 có nghĩa là 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa giấm, 5 thìa nước lọc. Bạn hòa tan nước mắm, đường và dấm trước sau đó mới cho thêm tỏi, ớt và rắc thêm ít tiêu vào, nước mắm nêm sẽ có vị ngọt, vị chua, vị mặn. 3. Pha nước mắm gừng cho món ốc luộc/hấp Chuẩn bị: - 2 trái ớt; 1 miếng gừng; 3 tép tỏi; 2 muỗng sả; 2 lá chanh thái nhỏ; 2 muỗng nước mắm; 3 muỗng nước lạnh; 1.5 muỗng dấm; 2.5 muỗng đường Cách làm: Cho tỏi, ớt, sả, gừng vào cối giã nhỏ. Nước mắm, đường cho vào bát hòa trước, sau đó cho nước lạnh và dấm vào hòa chung. Cuối cùng cho hết hỗn hợp tỏi ớt đã giã vào, hòa đều. Nêm lại cho vừa ăn là xong. Trước khi ăn cho lá chanh vào. 4. Nước mắm tỏi gừng chấm cá rán Chuẩn bị: - 5 thìa nhỏ nước mắm ngon - 1 thìa nhỏ mì chính (1 nửa thìa nhỏ đường nếu hợp khẩu vị, còn không thì không cần, đường sẽ làm cho nước chấm hài hoà vị hơn) - 2 tép tỏi, 1 nhánh gừng nhỏ, 1 quả ớt tươi (hoặc ớt khô), 1 nửa quả chanh và 1 thìa nhỏ giấm Cách làm: Cách pha nước chấm cá rán không khó. Gừng, tỏi, ớt rửa sạch, sau đó đập nhỏ (gừng và tỏi cần đập để tiết hết được tinh dầu thơm có trong nó).  Sau đó cho vào một bát nhỏ và trộn đều các gia vị như phần đã chuẩn bị vào cùng một bát và ướp trong thời gian 10-15 phút để các gia vị được hoà quyện ngấm kỹ cùng nhau.  Thêm nước mắm, giấm và chanh vào. Khuấy nhẹ là được. Khi ăn, chấm từng miếng cá rán kèm ít rau thơm vào bát nước chấm đảm bảo bạn sẽ cảm nhận được hương vị tuyệt ngon, ăn mãi vẫn thèm. 5. Nước chấm ngao Cách 1: Nguyên liệu gồm nước mắm ngon, nước sôi, đường, quất, tương ớt. Sau đó hòa nước mắm với lượng nước sôi vừa đủ, nếm thấy vừa miệng. Cho đường, tương ớt vào, khuấy đều cho tan. Sau đó thêm quất thái lát vào là được. Nếu thích cay, bạn có thể cho thêm ớt tươi vào. Cách 2: Nguyên liệu bao gồm đường, gia vị, ớt, quất. Thực ra bạn có thể thay chanh cho quất nhưng với nước chấm này, cho quất thơm hơn. Cho gia vị bột canh vào bát, thêm đường vào, trộn đều. Sau đó cho ớt thái lát hoặc băm nhỏ, rồi vắt quất lên, trộn đều là được. 6. Nước chấm bánh xèo Chuẩn bị:  1 nhánh tỏi;  2 trái ớt;  5 muỗng canh đường; 1 trái chanh; 1/2 chén nước mắm; 1 chén nước sôi để nguội. Cách pha: - Ớt bỏ hạt, xắt tròn rồi băm nhuyễn. Tỏi bóc vỏ, đập nhuyễn. Chanh vắt lấy nước, bỏ hạt cho khỏi đắng. - Pha nước chấm theo tỉ lệ: 2 muỗng nước sôi, 2 muỗng đường, 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng chanh. Sau đó khuấy đều. Cho thêm ớt, tỏi băm vào bát khuấy đều lại lần nữa là được. 7. Nước chấm bánh cuốn Chuẩn bị: 300ml nước lọc; 1 thìa đường; 1 thìa nước mắm; Ớt băm; Ít dấm hoặc chanh nêm sau cùng cho vừa độ chua. Cách pha: - Pha ra bát theo đúng tỉ lệ nguyên liệu kể trên. Nước chấm bánh cuốn pha sẵn ngoài hàng màu nhạt là vì bỏ ít nước mắm. Nếu thích đậm hơn có thể tăng lượng nước mắm trong công thức lên 30ml.  8. Pha nước chấm bánh gối Pha nước chấm bánh gối thường là chua, cay, mặn, ngọt theo kiểu truyền thống, như nước chấm nem, với mắm, đường, dấm, tỏi, ớt, rồi hòa thêm chút tương ớt vào bát nước chấm để có màu đỏ tươi. Thay dấm bằng chanh hoặc quất cho có thêm mùi thơm nếu thích. Đu đủ xanh, cà rốt bạn gọt vỏ, thái thành miếng, dùng dao răng cưa để có được những miếng cà rót đu đủ thật đẹp mắt nhé. Tỏi ớt bạn băm nhuyễn Pha Nước mắm, đường, dấm, nước lọc tỉ lệ 1:1:1:4. Cho đu đủ, cà rốt, ớt, tỏi vào dầm khoảng 15 phút là có thể ăn được 9. Pha nước chấm bánh bột lọc Với người Huế thì phần nhiều chỉ ăn nước mắm cốt + ớt chỉ thiên thái nhỏ là được. Nhưng cũng có nhiều người thích pha nước chấm. Nhất là khi món bánh bột lọc trở nên phổ biến hơn, được bán nhiều miền khác nhau thì món nước lại được pha chế sao cho phù hợp với khẩu vị. Cách 1: Nguyên liệu: - 2 trái ớt - 1 trái chanh - 5 muỗng nước mắm ngon - 4 muỗng đường cát - 6 muỗng nước sôi để nguội Cách làm:  Ớt bỏ cuống, thái lát mỏng vào trong chén. Chanh vắt lấy nước cốt Cho 5 muỗng nước mắm, 4 muỗng đường, 6 muỗng nước vào nồi, đun sôi trên bếp với lửa nhỏ, khuấy đều tay cho hỗn hợp tan hết. Tắt bếp để nguội.  Cho vào hỗn hợp 2 muống nước cốt chanh, ớt cắt lát, khuấy đều và trút ra chén để dùng. Cách 2:  Nguyên liệu: - 1 trái chanh - 3 trái ớt - 3 tép tỏi - 5 muỗng nước mắm ngon - 4 muỗng đường cát - 6 muỗng nước sôi để nguội Cách làm: Sơ chế tỏi và ớt, cho vào trong cối giã nhuyễn. Chanh vắt lấy nước cốt. Cho 6 muỗng nước, 5 muỗng nước mắm ngon, 4 muỗng đường vào chén khuấy đều cho tới khi tan hết. Tiếp tục cho tỏi và ớt đã giã nguyễn vào và khuấy đều. Cuối cùng cho 2 muỗng nước cốt chanh vào chén và dùng. Cách 3:  Nguyên liệu: - 1 trái chanh - 2 trái ớt - 3 muống nước mắm ngon - 4 muống đường - 6 muống nước đun sôi để nguội - 200gr tôm đất Cách làm: Tôm sau khi rửa sạch thì lột vỏ ngoài, tiếp tục rửa sạch lớp vỏ. Cho lớp vỏ tôm đã rửa vào nồi cùng với 6 muỗng nước lọc, đun sôi nhỏ lửa trong 3 phút. Đổ nước ra chén và dùng rây lọc sạch. Ớt thái lát mỏng. Chanh vắt lấy nước cốt. Cho 1 muỗng nước cốt chanh, 2 muỗng nước đun sôi để nguội, 3 muỗng nước mắm ngon, 4 muống đường, 6 muỗng nước luộc vỏ tôm vào trong chén, khuấy đều cho tới khi tan hết đường. Tiếp tục cho ớt đã sắt lát vào và dùng. 10. Nước chấm bánh bèo Tỉ lệ: -1 chén nước mắm ngon + 2 chén đường cát trắng Cách pha: - Hòa nước mắm với mật ong. - Đun sôi nhẹ  hỗn hợp nước mắm -  đường  thành một hỗn hợp kẹo như mật ong. Sau đó cất vào hũ. - Khi nào ăn thì lấy ra khoảng 2, 3 muỗng canh, pha thêm 2, 3 muỗng canh nước lọc, khuấy cho tan kỹ, cho thêm chanh + ớt (bánh xèo không cho tỏi). 11. Pha nước chấm chả giò  - 200 ml nước sôi để nguội - 2,5 muỗng canh đường cát trắng - 3,5 muỗng canh nước mắm nguyên chất - 3 muỗng canh giấm - 3 trái ớt đỏ, bỏ hạt và băm nhỏ - 1 củ tỏi, lột vỏ và băm nhỏ. Để đơn giản và dễ nhớ hơn bạn có thể pha theo tỷ lệ: 1 nước mắm + 3 nước lọc + 2 đường + tỏi và ớt băm nhỏ. Nước chấm này phải đặc và đậm mới đạt yêu cầu. 12. Pha nước chấm cho món bún thịt nướng  Pha nước chấm theo công thức: 1 giấm + 1 đường + 1/2 mắm + 2 nước (nước đun sôi để nguội) + 1 đến 2 muỗng cà phê nước cốt chanh + tỏi và ớt băm.  Nếu ăn theo kiểu người Bắc, bạn có thể cho ít đu đủ vào. Bạn mua loại đu đủ xanh, cắt miếng vuông mỏng hoặc cắt sợi sóng theo dụng cụ cắt hoa quả. Sau đó, bóp sơ qua phần đu đủ này với muối và trụng sơ qua nước sôi xả lại trước khi ngâm giấm, vắt khô và thả chúng vào bát nước chấm. 13. Nước chấm bún chả Nguyên liệu: – Ớt tươi: 2 trái. – Chanh tươi: 2 trái. – Cà rốt: ½ củ. – Tỏi khô: 5 nhánh. – Giấm chua: 100ml – Đu đủ xanh: 200gram – Nước mắm loại ngon: 5 muỗng. – Nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội: 100ml. – Gia vị: Đường, hạt nêm… Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu – Ớt tươi cắt bỏ cuống xanh, tỏi lột vỏ khô, băm nhỏ. – Trái chanh ta bổ làm hai phần sau đó vắt lấy nước cốt nhưng nhớ phải bỏ các hạt chanh ra nha. – Nửa củ cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, cắt làm đôi. – Miếng đu đủ rửa sơ qua rồi dùng dao bào gọt hết vỏ, cắt bỏ hai đầu, loại bỏ hết hạt sau đó ngâm vào chậu nước muối loãng trong thời gian khoảng 30 phút. – Trong cách pha nước chấm bún chả nếu thích chúng ta có thể chọn những trái đu đủ ương ương gần chín nhưng ruột vẫn còn cứng, những trái này thường có vị giòn ngọt rất ngon. Đu đủ tươi thường tiết ra chất mủ có thể gây ngứa tay bạn nên tốt nhất ta nên dùng bao tay ni lông trước khi gọt vỏ đu đủ nha. – Cà rốt và đu đủ ta dùng dao bào để bào chúng thành từng lát mỏng, nếu các bạn muốn món nước chấm thêm đẹp mắt thì ta tỉa cà rốt thành hình cánh hoa rồi xắt từng lát mỏng trộn chung vào. Bước 2: Ướp chung với gia vị – Sau khi ngâm đu đủ, cà rốt xong chúng ta vớt chúng ra rổ đợi hơi ráo bớt nước, bề mặt se se lại, thì cho vào cái tô đổ thêm 2 muỗng canh đường, 3 muỗng lớn nước cốt chanh, 1 muỗng lớn bột canh, ½ số ớt băm vào, đảo xóc thật đều, nếm thử lại một lần xem vừa ăn chưa từ đó ta nêm nếm lại cho ưng ý nhé. – Trộn đều xong chúng ta để phần đu đủ và cà rốt này chỗ thoáng mát trong vòng khoảng 10 phút để chúng ngấm đều gia vị. Để đu đủ và cà rốt giòn hơn thì trước khi ướp gia vị chúng ta nên bóp chúng với một ít giấm chua. Bước 3: Tiến hành pha nước chấm – Múc khoảng 15 muỗng canh nước lọc hay nước sôi để nguội đổ vào một tô, tiếp theo nêm thêm 3 muỗng canh đường cát khuấy đều cho tan hết rồi cho tiếp 6 muỗng canh nước mắm mặn loại ngon, một ít nước cốt chanh vào dùng muỗng khuấy đều. Tiếp theo cho thêm phần tỏi băm nhỏ và phần ớt còn lại vào. – Cho tô nước chấm vừa pha xong vào nồi nấu lên sao cho hơi ấm là được rồi đó. – Khi nào chuẩn bị ăn ta múc nước chấm ra từng chén nhỏ, cho thêm phần đu đủ, cà rốt và chả nướng vào cùng, chan vào tô bún rồi thưởng thức hương vị đậm đà của nó. 14. Pha nước mắm gừng chấm thịt vịt  Chuẩn bị: 4,5 muỗng canh nước mắm - 5 muỗng canh đường - 1 muỗng canh gừng băm nhuyễn - 2 muỗng cà phê tỏi băm - 1 muỗng canh nước lọc - 1-2 muỗng cà phê nước cốt chanh  Cách làm: Hòa tan lần lượt đường + nước + nước mắm. Sau đó cho các nguyên liệu còn lại vào và trộn đều. 15. Nước chấm cho món thịt xá xíu  - Nửa chén nước mắm  - 1 muỗng canh đường  - 5 củ tỏi, lột vỏ và băm nhỏ 5 trái ớt, bỏ hạt và băm nhỏ  Pha hỗn hợp theo tỉ lê trên, khuấy đều, sau đó cho tỏi ớt đã băm nhuyễn vào. 16. Làm mắm me chấm bánh tráng/xoài xanh Nguyên liệu: - Sốt nước mắm me: 1 muỗng canh; - Đường: 2,5 muỗng canh; - Nước mắm: 1 muỗng canh; - Nước lạnh: 1 muỗng canh; - Ớt thái băm: 1 muỗng canh; - Tỏi băm: 2 tép Các bước thực hiện: Nước mắm + đường + nước sốt me + nước cho vào nồi đun nhỏ lửa. Khi nước sốt sôi khoảng 5 phút là tắt bếp. Chờ nước sốt hơi nguội thì cho các nguyên liệu còn lại vào hòa chung.   Các món nước chấm không bao gồm mắm 17. ​Muối tiêu chấm cua, ghẹ - 2 muỗng cà phê đường - 1 chén nhỏ muối tiêu nước cốt - 1 quả tắc vỏ quất thái nhỏ cho luôn vào nước chấm. Vắt nước tắc vào muối tiêu, trộn đều với đường và cho vỏ quất thái sợi lên trên. 18. ​Cách pha nước chấm bò bía - 1 chén tương đen - 1/2 chén tương ớt - 1 muỗng canh đậu phộng rang giã nhỏ Trộn tương ớt và tương đen lại cho đều. Khi ăn rắc đậu phộng lên trên cùng. 19. Nước chấm cho món gỏi cuốn - 1 củ hành tím phi vàng - 8 muỗng canh tương đen - 1 muỗng cà phê bơ đậu phộng hoặc đậu phộng rang giã nhuyễn - 1 ít muối Sau khi đã chuẩn bị các nguyên liệu với tỉ lệ như trên, bạn cho tất cả vào một bát vừa và trộn đều cho đến khi sánh, mịn. 20. Nước chấm cho món vịt, ngan, lợn quay Nguyên liệu: 1 thìa bột năng. 5 tép tỏi. 5 củ hành tím. 2 thìa tương hột. 1/2 chén dầu ăn. 10 gr nấm mèo cắt sợi. 1 muỗng canh đường. Cách thực hiện: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Cho 2 muỗng canh tương hột vào tô tán nhuyễn, sau đó thêm 100 ml nước, 1 muỗng canh đường, đảo đều để có hỗn hợp tương mịn, nhuyễn. Nấm mèo cắt sợi ngâm nước ấm cho nở ra trong 15 phút. Cho 1 muỗng bột năng vào tô thêm 50 ml nước, đảo đều.  Bước 2: Cho dầu vào chảo đun nóng rồi phi thơm hành tỏi giã nhuyễn. Sau đó, cho hỗn hợp tương vào để sôi 2 - 3 phút. Chế nước bột năng từ từ và khuấy đều tay, thêm nấm mèo vào, thấy nước hơi sệt sệt thì tắt bếp. Chỉ với 2 bước đơn giản bạn đã hoàn thành xong cách pha nước chấm, bạn đã có thể thưởng thức cùng các món thịt quay, nướng. 21. Công thức nước chấm cho món bún đậu mắm tôm Nguyên liệu: 1 thìa đường. 1/2 thìa giấm. 1 quả chanh hoặc quất. 1 thìa mắm tôm. Dầu ăn. Ớt thái lát hoặc băm nhỏ. Rượu. Cách thực hiện: Đánh bông mắm tôm với đường, rượu, quất hoặc giấm rồi cho thêm ớt đã được thái lát vào. Cho thêm chút đường để tăng vị đậm đà, bạn có thể tăng giảm đường và quất, chanh tùy vào khẩu vị mặn, nhạt của các thành viên trong gia đình. Bạn có thể sử dụng dầu rán đậu để cho vào bát mắm tôm, mục đích để mắm chín và tăng hương vị cho bát mắm tôm. Hoặc có cách khác đó là cho bát mắm tôm, thêm chút dầu hấp cách thủy trên bếp từ, nồi cơm điện sao cho phù hợp. 22. Cách làm nước mắm chay Nguyên liệu: 1 trái dứa, đường, xì dầu, muối, nước. Cách thực hiện: Dứa gọt vỏ bỏ mắt, băm nhuyễn Cho dứa vào chảo xào khoảng 3 phút, rồi cho thêm 1 lít nước, thêm 60 gr muối, 120 gr đường, 20 ml xì dầu, đun sôi khoảng 1 tiếng mở lửa riu riu. Vớt bọt và lọc qua rây lọc, sau đó nấu sôi 1 lần nữa rồi tắt bếp để nguội. Bạn có thể bảo quản trong chai, lọ để nơi khô thoáng hoặc cất trong tủ lạnh, khi ăn rót ra chén, thêm vài lát ớt nếu bạn ăn cay nhé. 23. Nước chấm tôm luộc, hấp Nguyên liệu: Gừng: 1 củ. Hành lá: 100 gr. Dầu ăn: 1 muỗng canh. Nước tương: 5 muỗng canh. Dấm ăn: 1 muỗng canh. Đường: 15g. Cách thực hiện: Bước 1: Cạo sạch gừng bằng dao hoặc lấy thìa inox cạo sạch vỏ. Cắt nhỏ, cắt miếng, rồi băm nhuyễn. Hành lá rửa sạch và thái thành từng khúc khoảng 1,5 - 2cm giúp tăng hương vị cho nước chấm. Bạn không nên cắt quá nhỏ vì khi nấu sẽ dễ bị cháy. Bước 2: Lần lượt cho dầu ăn, nước tương vào chảo đun sôi. Cho gừng vào đảo sơ 2 - 3 phút. Hành lá vào sau cùng, nêm nếm thêm đường cho vừa miệng 24. Muối ớt xanh chấm hải sản Nguyên liệu: Ớt xiêm xanh: 100g Chanh không hạt: 2 trái. Sữa đặc: 60g. Đường trắng: 50g. Muối: 15g Lá chanh: 10 lá non. Cách thực hiện: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Ớt xiêm bỏ hạt và cuống. Lá chanh rửa sạch, cắt nhỏ. Chanh gọt vỏ, tách múi bỏ hạt. Bước 2:  Cho các nguyên liệu ớt, lá chanh, muối, đường vào máy xay đa năng hoặc máy xay sinh tố để làm nhuyễn tất cả các nguyên liệu Bước 3: Sau đó cho sữa đặc và múi chanh đã tách vào. Xay đến khi các nguyên liệu hòa quyện và dần trở nên mịn hơn. Bạn đã hoàn thành xong món muối ớt xanh chấm hải sản tuyệt ngon rồi nhé! 25. Cách pha nước chấm mắm nêm chấm bánh tránh cuộn Nguyên liệu: - Nước mắm nêm: 3 muỗng; - Nước: 3 muỗng canh; - Đường: 2 muỗng canh; - Nước cốt chanh: 1 muỗng canh; - Tỏi, ớt băm: 2 muỗng canh. Các bước thực hiện: Bắc chảo lên bếp, Cho vào 1 muỗng canh dầu. Dầu nóng thì cho 1/2 ớt tỏi băm vào xào thơm, sau đó cho hết nước mắm nêm + đường và nước vào nấu sôi là tắt bếp. Đổ hỗn hợp này ra chén, sau đó vắt nước cốt chanh và cho ớt tỏi còn lại vào khuấy đều. Nêm nếm lại cho vừa ăn. 26. Nước chấm bò nhúng giấm Nguyên liệu: - Dứa/thơm băm nhỏ: 3 muỗng canh; - Nước: 1 muỗng canh; - Mắm nên: 3 muỗng canh; - Đường: ½ muỗng canh đường; - Tỏi, ớt băm: 1 muỗng canh; - Hành phi: 1 muỗng canh. Các bước thực hiện Bắt chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu, chờ dầu nóng, rồi cho nước mắm nêm + nước + đường vào nấu sôi là tắt bếp. Đổ hỗn hợp ra chén khóm Sau đó cho ớt tỏi băm và hành phi vào trộn đều. 27. Pha nước chấm món thịt bò satay Chuẩn bị:  - một ít muối  - 300 ml nước cốt dừa  - 1 viên đường thốt nốt  - 8 muỗng cà phê bơ lạc  - Nửa muỗng cà phê ớt bột  - Nửa củ hành tây băm nhỏ  - 1 muỗng cà phê nước tương  Cách làm: Đem tất cả đun sôi trên ngọn lửa vừa. Tắt bếp, để nguội và sử dụng.

Thứ Hai, 25/09/2023

Bí quyết chọn nước mắm ngon, đảm bảo chất lượng

Bí quyết chọn nước mắm ngon, đảm bảo chất lượng   Nước mắm là gia vị không thể thiếu trong những bữa cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, không ít người phải đắn đo suy nghĩ khi chọn mua nước mắm sao cho vừa ngon, vừa an toàn.   Chị Trần Thị Thanh Thúy (35 tuổi, ở TP.HCM) may mắn được những chủ nhà thùng, đầu bếp, người làm công tác nghiên cứu nước mắm truyền thống chia sẻ kiến thức khi lựa chọn loại gia vị này. Chọn theo địa danh Theo chị Thúy, người dùng nên chọn theo tỉnh, địa danh có nước mắm nổi tiếng như Phú Quốc, Phan Thiết, Cà Ná, Nha Trang… Nhà chị từ lâu đã chọn nước mắm Phú Quốc. Chọn nước mắm cá cơm Nhiều loại cá làm được nước mắm. Tuy nhiên, cá cơm sẽ cho nước mắm có độ đạm cao nhất. Vì thế, nước mắm làm từ cá cơm cũng thơm ngon, đặc biệt hơn. Cá cơm có tỷ lệ ruột và thịt rất hài hòa, bằng nhau. Do đó, khi ủ nước mắm, thịt cá cơm được thủy phân hoàn toàn, vắt thịt cho bằng hết.         Nồi thịt được kho với loại nước mắm ngon của gia đình NVCC Ngoài ra, chính vì cá cơm được thủy phân hết, không còn sót lại thịt nên nước mắm làm ra không bị tanh, có màu đẹp, không bị đen. Chọn theo độ đạm Nước mắm ngon độ đạm phải cao. Nước mắm làm theo cách truyền thống độ đạm cao nhất thu được khoảng 43 độ. Ngoài ra có thể chọn tùy theo ngân sách và mục đích sử dụng của gia đình là ăn sống hay kho nấu. "Nếu có điều kiện, mọi người nên chọn loại nước mắm cao đạm từ 35, 38, 40, 43 độ. Nước mắm này được gọi là loại đặc biệt. Dù chọn độ đạm nào cũng nên tránh chọn những loại có độ đạm dưới 10 độ. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, độ đạm dưới 10 độ không còn gọi là nước mắm", chị cho hay. Món cá rô kho tộ NVCC Đọc kỹ thành phần Người mua nên đọc kỹ thành phần nước mắm trước khi mua. Nước mắm truyền thống có thành phần chính là cá cơm tươi và muối biển, không có thêm nguyên liệu khác. "Độ đạm, độ ngon, màu, mùi, vị của nước mắm được làm từ mẻ cá cơm tươi. Người thợ sẽ tỉ mỉ từ khâu chọn cá, chọn muối, đồng thời có bí quyết ướp, ủ, chắt, lọc", chị nói. Nồi kho quẹt chị Thúy thêm nước mắm khi kho NVCC Với nước mắm làm theo cách công nghiệp ngoài cá và muối còn có thêm chất tạo màu, tạo mùi, tạo vị. Vì chỉ dùng một phần ít nước mắm cốt nên chai nước mắm làm theo kiểu công nghiệp cần phải được "trợ giúp" bởi các thành phần khác để cho ra được một chai nước mắm hoàn chỉnh. Thông thường, nước mắm truyền thống cao đạm sẽ đắt hơn nước mắm làm theo cách công nghiệp.

Thứ Bảy, 26/08/2023

Nước mắm truyền thống là gì? Phân biệt nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp

Nước mắm truyền thống là gì?   Khác hẳn với nước chấm công nghiệp, nước mắm truyền thống là sản phẩm được làm hoàn toàn theo phương pháp ủ chượp thủ công. Mắm được chắt cốt từ tinh chất cá cơm và muối được ngâm dầm trong các lu, vại từ 12 – 15 tháng, quá trình này sẽ giúp thịt cá ngâm dầm trong muối mặn và phân giải các protein từ đơn giản đến phức tạp cùng các axit amin có lợi cho sức khỏe. Các axit amin này đều được tổng hợp từ những enzim có sẵn trong hệ tiêu hóa và trong thịt cá, giúp nước mắm truyền thống khi chắt cốt có vị ngọt hậu, mặn ngọt hài hòa và thật tự TỰ NHIÊN, NGUYÊN CHẤT, SẠCH mà không cần đến bất cứ sự can thiệp nào của hương liệu, phụ gia hay máy móc công nghệ Phân biệt nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp Định nghĩa cơ bản nhất của nước mắm công nghiệp là sản phẩm được tạo thành từ sự pha loãng nước mắm truyền thống rồi thêm chất điều vị, tạo màu, bảo quản, tạo sánh… Để phân biệt giữa nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp thường qua những yếu tố: thành phần, độ đạm, mùi hương, màu sắc, vị, giá tiền… Phân biệt qua thành phần Nước mắm truyền thống hình thành từ quá trình phân giải cá trong muối mặn với thời gian ít nhất 8 tháng trở lên. Trong thành phần chỉ có cá và muối. Một số cơ sở có thể thêm chất điều vị khi phối trộn (chất tạo ngọt, mỳ chính) để giảm độ mặn và cũng ghi rõ trong thành phần. Nước mắm công nghiệp được tạo thành từ sự pha loãng nước mắm truyền thống, sau đó trộn thêm hơn chục chất điều vị, tạo màu, chất bảo quản, chất điều chỉnh độ chua, tạo sánh… Như thế, nước mắm công nghiệp có thể tạo ra được trong thời gian một đến hai ngày, giá thành thấp hơn. Bằng việc đọc thông tin về thành phần ghi trên nhãn sản phẩm, người tiêu dùng có thể bước đầu phân biệt được đâu là sản phẩm tự nhiên truyền thống và công nghiệp. Phân biệt qua độ đạm Độ đạm là yếu tố quan trọng giúp chúng ta phân biệt được nước mắm truyền thống và nước mắm chấm công nghiệp, người tiêu dùng cần hiểu rõ thế nào là độ đạm nước mắm, Theo đó có các chỉ tiêu sau: Độ đạm >30 N g/l: Loại đặc biệt. Độ đạm >25 N g/l: Loại thượng hạng. Độ đạm >15 N g/l: Loại hạng 1. Độ đạm >10 N g/l: Loại hạng 2. Độ đạm <10 N g/l: không được gọi là nước mắm (nước mắm công nghiệp thường có độ đạm thấp <10 N g/l) Quá trình ủ chượp tự nhiên tùy vào mỗi vùng miền mà độ đạm cao nhất của nước mắm truyền thống có thể đạt đến 35 N g/l – 40 N g/l   Hiện nay có một số sản phẩm nước mắm truyền thống lên đến 50, 60 độ đạm thường áp dụng phương pháp cô đặc chân không để làm tăng độ đạm và tự nhiên lượng muối sẽ giảm đi (nước mắm có độ đạm càng cao, hàm lượng muối càng thấp) Nước mắm công nghiệp có lượng đạm thấp hơn nhiều. Hơn nữa, đạm này có thể đến từ các chất pha chế, chứ không nhất thiết pha loãng từ mắm truyền thống. Phân biệt qua màu sắc Nước mắm truyền thống chuẩn thường có màu từ nâu vàng đến nâu cánh gián (hay màu hổ phách), tùy thuộc loại cá dùng ủ chượp và công nghệ chế biến của vùng miền. Khi để lâu có thể bị chuyển màu đen sẫm do hiện tượng ôxy hóa các chất tự nhiên (quá trình này nhanh hay chậm tùy theo thành phần) Trong khi đó nước mắm công nghiệp có màu vàng nhạt. Do có chất tạo màu, chất bảo quản nên dù pha chế và để trong thời gian dài cũng không xảy ra hiện tượng thay đổi màu sắc. Phân biệt qua vị Nước mắm truyền thống có vị mặn đậm đà và vị ngọt tự nhiên của đạm axit amin. Khi nếm có cảm giác ở đầu lưỡi là mặn, rồi lan tỏa sang ngọt đến tận cuống họng nên được gọi là ngọt có hậu vị. Nước mắm công nghiệp có vị ngọt lợ của đường hóa học và điều vị. Vị ngọt đó tan nhanh nơi đầu lưỡi và không có hậu vị. Phân biệt qua giá thành Mắm truyền thống hiện có giá dao động từ 80.000 đồng /lít (cho nước mắm có hàm lượng đạm khoảng 20 N g/l) đến vài trăm nghìn đồng/lít (nước mắm có hàm lượng đạm trên 40 N g/l). Còn nước mắm công nghiệp thì rẻ hơn rất nhiều. Giá loại có hàm lượng đạm 10 N g/l khoảng 40.000 đồng. Trên đây là một số thông tin giúp người tiêu dùng phân biệt được đâu là nước mắm truyền thống, đâu là nước mắm công nghiệp để có sự lựa chọn sáng suốt cho bản thân và gia đình mình.

icon icon

Giỏ hàng

0
0
Giỏ hàng